PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA game nổ hũ kingbets – ĐỊA CHỈ TIN CẬY
Đăng lúc: 08:48:39 16/03/2021 (GMT+7)
“Nơi tìm lại những chức năng bị suy giảm hoặc bị mất cho người bệnh hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng”.
Theo quan điểm y học hiện đại, có ba lĩnh vực trong y học gồm: dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng.
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thuộc lĩnh vực y học phục hồi chức năng. Đây là phương pháp phòng, chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo: nhiệt, xung điện, từ trường, hồng ngoại, siêu âm, laser, kéo giãn, xoa bóp,… Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay.
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng có mục tiêu là cải thiện và phục hồi khả năng vốn có của người bệnh, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh tránh gây liệt, tàn phế, tác động tích cực vào suy nghĩ của người bệnh, giúp họ có cách nhìn nhận về xã hội tốt hơn, giảm thiểu các căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.
Những ai cần can thiệp của Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng?
Bệnh nhân bị chấn thương trong sinh hoạt, khi chơi thể thao, các bệnh lý về thần kinh, cơ, xương, khớp, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật (sọ não, thần kinh, gãy xương,…), biến chứng từ các bệnh như tiểu đường, tai biến mạch máu não,…
Câu hỏi thường được bệnh nhân quan tâm nhất đó là khi nào cần can thiệp của Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và thời gian kéo dài trong bao lâu?
Bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh. Các bài tập hoặc kỹ thuật tác động sẽ được lặp lại hoặc thay đổi tùy thuộc vào bệnh lý hoặc sự tiến bộ của bệnh nhân trong quá trình tập luyện, dưới sự giám sát, hướng dẫn và trợ giúp của KTV Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Sau khi xuất viện bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập tại nhà.
Muốn có 1 liệu trình điều trị đạt kết quả tốt có thể dựa vào các kỹ thuật hỗ trợ như xét nghiệm, X- Quang, thử sức cơ, đo tầm vận động khớp, đánh giá khả năng teo cơ,… Qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Các kỹ thuật được áp dụng tại chuyên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa như:
* Nhóm Nhiệt trị liệu:
+ Nhiệt trị liệu nông: Đắp parafin, Hồng ngoại,
+ Nhiệt trị liệu sâu: Siêu âm điều trị, Sóng ngắn, Điện từ trường,
+ Ánh sáng: Lazer chiếu ngoài,
* Nhóm Điện trị liệu: Điện xung, Điện phân, Sóng xung kích điều trị,
* Cơ động học trị liệu: Kéo giãn,
* Vận động trị liệu:
+ Tập động tác: Tập vận động thụ động, Tập chủ động có trợ giúp, Tập chủ động, Tập kháng trở, Tập kéo giãn,
+ Tập theo bài tập: Kết hợp động tác, liên hoàn,
* Các dụng cụ trợ giúp: Gậy, xe đạp, bóng, máy cơ học,…
* Hoạt động trị liệu: Người bệnh tự làm những động tác như tự ăn uống, đi lại, tham gia các trò chơi, hoạt động giải trí, tự đi, tự ngồi,…
Tóm lại, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng nhằm mục đích giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Phòng khám đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa là địa chỉ tin cậy cho người bệnh có nhu cầu Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
Một số hình ảnh về hoạt động điều trị PHCN và cơ sở vật chất, thiết bị của Chuyên khoa Phục hồi Chức năng tại phòng khám:
Nguồn tin: N.Minh – L.H.Yến